Tết Trung Thu được gọi với nhiều cái tên như Tết Thiếu Nhi hay Tết Đoàn Viên cũng như với tên gọi đó Tết Trung Thu không chỉ là dịp các bé thiếu nhi vui chơi, rước đèn mà còn là dịp để gia đình tụ họp quây quần bên nhau thưởng thức mâm cỗ Trung Thu.
Mâm cỗ truyền thống thường bao gồm các loại bánh (đặc biệt là bánh Trung Thu), trái cây và các món ăn tượng trưng cho sự đoàn viên và thịnh vượng.
Một mâm cỗ Tết Trung Thu gồm có:
Vào những năm trở lại đây, bánh Trung Thu khá là đa dạng, nhiều mẫu mã bắt mắt với nhiều thương hiệu lâu đời , nhân bánh phong phú chia làm nhiều trường phái đối với
- Bánh mặn: có thể kể đến như bánh thập cẩm trứng muối, thập cẩm gà quay, ngũ nhân, sò điệp tôm biển,......
- Bánh chay: Thường là bánh ngọt, màu sắc nổi bật cho một hương vị có thể kể đến như đậu xanh sữa dừa, matcha đậu đỏ, mè đen ngũ hạt, khoai môn hạnh nhân,.....
Nên bày mâm cỗ với các loại quả có biểu tượng may mắn, cũng như mẫm ngũ quả của dịp Tết Nguyên Đán nhà nhà đều lựa chọn các loại quả theo vần điệu, khi đọc ghép lại chúng ta ra một lời cầu nguyện.
- Bưởi: là loại trái cây mang biểu tượng cho sự viên mãn và đầy đặn, nên chọn lựa một cặp bưởi có kích thước gần giống nhau.
- Thanh long: mang ý nghĩa là sự cát tường.
- Dưa hấu: tượng trưng cho tài lộc.
- Một số loại trái cây khác: Táo, dâu, đu đủ, dừa, xoài,......, thường được cắt tỉa quả thành nhiều dáng hình trông rất sinh động.
Không chỉ là vật trang trí trên mâm, mà còn là đèn để các bạn nhỏ trong nhà có thể cầm rước đèn đêm Trung Thu.
- Lồng đèn chạy bằng pin: thường sẽ phù hợp với các bạn nhỏ vì khá an toàn, ánh đèn sử dụng bằng pin không gây bỏng kèm theo tiếng nhạc nghe rất vui tai và nhiều hình dạng nhân vật.
- Lồng đèn truyền thống: phù hợp cho người lớn và trẻ em khi chơi có sự giám sát của người lớn, phía trong lồng đèn đầy màu sắc ấy là một cây nến nhỏ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét